Bạn muốn xây dựng chuồng trại nuôi heo?

2/5 - (1 bình chọn)

Công đoạn thiết kế và xây dựng chuồng nuôi rất qυаn trọng đối với mô hình chăn nuôi lợn. Nếu xây dựng hợp lý, chuồng nuôi sẽ giúp bảo vệ, quản lý và chăm sóc đàn lợn dễ dàng. Ngoài ra сòn giúp các hộ giа đình tiết kiệm được nhân lựс trong quá trình chăn nuôi. Trong bài viết nàу chúng tôi sẽ chia sẻ kỹ thuật thiết kế chuồng nυôі phổ biến nhất hiện nay:

Văn Phòng Công Ty Kim Trọng Phát
Văn Phòng Công Ty Kim Trọng Phát

Những lưu ý khi xây dựng chuồng trại heo bạn cần nắm rõ:

1. Xây dựng trại cách trại khác khoảng 3 km

Khi xây dựng trại mới nên chú ý tới các trại xung quanh trong bán kính 5km. Không được gần những trại thịt thường xuyên nhập và xuất heo.

Trường hợp nếu ở vị trí trong vòng 3km không cho phép xây trại heo khác thì rất tốt. Ngoài ra, quy mô và khoảng cách tới các trại lân cận cũng rất quan trọng. Theo định nghĩa của Đan Mạch thì trại nuôi quy mô lớn là trên 500 con.

Theo Tiến sĩ Jose: “Trại trên 500 con có khoảng cách dưới 1km nguy hiểm hơn trại 5000 con có khoảng cách 2km”.

2. Lưu ý tới các vị trí gần đường giao thông và nhà máy:

Các trại heo xung quanh là yếu tố gây ảnh hưởng tới vấn đề an toàn dịch bệnh. Cần cách trung tâm xử lý rác thải, nước ngầm trên 1km, Cách các nhà máy hóa chất, bãi rác trên 2km, Cách xa lò giết mổ trên 5km.

Trại không được nằm gần đường dẫn tới các lò giết mổ, cách xa đường lớn trên 400m.

Các trại SEW nên cách xa các trại nhiễm bệnh hô hấp từ 2~3km. Đặc biệt, không nằm ở vị trí có gió thổi vào.

3. Trại cai sữa cần cách khu cách ly trên 300m

Trại nằm cách xa các trại khác càng xa càng tốt. Những trại áp dụng phương pháp SEW có thể không cần duy trì âm tính hoàn toàn với tất cả các dịch bệnh.

Bởi vì chỉ cần phòng chống các loại bệnh có thể mắc từ khi heo mới sinh tới 3~4 tháng sau. Theo Tiến sĩ Clack ở trại SEW thì chuồng trại cai sữa nên cách các khu cách ly khoảng 300m. Và khu vực trại sinh sản cũng cách các khu cách ly khoảng 300m. Trại cần xây trại cách ly cho heo giống mới nhập để phòng chống dịch bệnh lây nhiễm.

Ngoài ra, khu vực xuất bán là khu vực có nguy cơ nhiễm bệnh cao nên cần được vệ sinh sát trùng đầy đủ. Không để cho nước xịt rửa sát trùng trôi ngược trở lại chuồng trại.

Chuồng nuôi lợn thịt được thiết kế như thế nào?

– Kiểu chuồng nuôi lợn thịt truyền thống: đối với kiểu chuồng này, lợn được nhốt theo đàn, cùng ăn uống trong một gian chuồng. Diện tích chuồng chia theo mật độ lợn, tối thiểu là 0/7m2/con. Diện tích này để đảm bảo lợn có không gian vận động, tránh va chạm dẫm đạp lên nhau. Mật độ con/chuồng cũng cần thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của lợn tránh mật độ quá đông. Máng ăn máng uống bố trí trong chuồng cần đủ lượng cho lợn ăn no. Nếu máng làm bằng bê tông chạy dài theo chiều rộng của ô chuồng, thì đảm bảo kích thước của máng rộng 40cm, dài 30cm/con. Máng uống hoặc vòi uống lắp khoảng 2 vòi/chuồng, 1 vòi cao 30cm cho lợn con, 1 vòi cao 60cm cho lợn khi đã lớn.

 

– Kiểu chuồng khép kín, chia ô::Với kiểu chuồng này, lợn sẽ được nhốt từng con, mỗi con một ô riêng. Bà con cần đảm bảo kích thước mỗi ô thỏa mãn kích thước của lợn khi trưởng thành. Mỗi ô ít nhất rộng 3m, dài 5.6 – 6m chia làm 2 ngăn, ngăn trong có kích thước 3m*3m. Đây sẽ là nơi lợn ăn uống, vệ sinh và cũng là sân chơi. Kiểu chuồng này đi kèm với khu nuôi khép kín với đầy đủ hệ thống nhà kho, bể cấp nước. Ngoài ra, chuồng còn được ngăn chia cho từng con, bể chứa, bể thoát đầy đủ. Với loại chuồng này, cần tính toán, quy hoạch và thiết kế riêng tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi.

Chuồng nuôi lợn nái được thiết kế như thế nào?

Mô hình nuôi lợn nái đòi hỏi thiết kế chuồng nuôi đầu tư hơn

 1. Chuồng lợn đực giống:

Chuồng dùng để phối giống hoặc khai thác tinh dịch thì nên có diện tích tối thiểu 10m2, chiều rộng 2.5m, nhiệt độ 16 – 200C. Chuồng được xây sát với khu vực lợn nái hậu bị và nái chờ phối. Do lợn đực có đặc điểm thần kinh luôn hưng phấn nên chuồng nhốt phải kiên cố chắc chắn.

2. Chuồng nái chờ phối:

Lợn nái chờ phối cần được nuôi thành từng nhóm, 4 – 6 con/ô, có diện tích 5 – 6m2. Chuồng này nên dễ tiếp xúc với lợn đực giống để điều khiển động dục cho lợn nái. Khi lợn được phối giống xong sẽ được chuyển đến các chuồng nái chửa. Sau đó sẽ được theo dõi và nuôi dưỡng với chế độ riêng.

3. Chuồng nái chửa:

Chuồng này dảnh cho lợn nái đã phối giống xong và đang chửa. Được xây dựng với diện tích vừa đủ để lợn nái nằm và di chuyển, rộng 0.65m dài 2.25m. Khi cần vận động chúng sẽ ra sân chơi.

4. Chuồng nuôi lợn nái đẻ và nuôi con:

Khu chuồng này cần phân riêng 2 ô. Ô cho nái đẻ và ô cho lợn con để tránh lợn mẹ đè lên lợn con khi nằm. Ô cho lợn nái rộng 1.6 – 2.0m, dài 2.2 – 2.4m, có vách ngăn, sàn bê tông chắc chắn và mát mẻ, có máng ăn uống riêng. Ô cho lợn con nằm có diện tích tối thiểu 1m2, cũng có máng ăn uống riêng. Khu chuồng này cần duy trì vệ sinh tốt, lợn con bú dễ dàng.

5. Chuồng nuôi lợn con sau cai sữa (đến 60-70 ngày tuổi):

Mật độ chuồng 0.35 – 0.5 m2/con, chia thành 2 khu riêng: khu ăn ngủ và khu vệ sinh. Máng ăn đặt ở khu ăn ngủ, chiều dài máng ăn 20cm/con. Máng uống đặt ở khu vệ sinh, chiều cao cách sàn 25cm. Lợn sau cai sữa cần môi trường sống khô ráo, sạch sẽ, nhiệt độ trong khoảng 28 – 300C.

Xem thêm tại: Thiết kế trang trại nuôi heo

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Công Ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng Kim Trọng Phát
Địa chỉ : 23 Lê Thị Trung, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Email : kimtrongphat@gmail.com
Điện thoại : 0274.6512361
Hotline : 0977.44.32.32 – kinh doanh : 0908.005.622
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *