THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT, XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TẠI BÌNH DƯƠNG MẤT BAO LÂU?
Nội Dung Chính
- 1 THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT, XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TẠI BÌNH DƯƠNG MẤT BAO LÂU?
- 1.0.1 Kim Trọng Phát sẽ giải đáp mọi thắc mắc về thời gian có giấy phép xây dựng cho bạn.
- 1.0.2 Trong Nghị định 64 quy định rõ Quy trình cấp Giấy phép xây dựng:
- 1.0.3 Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cơ quan cấp phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian quy định dưới đây:
- 1.0.4 7. Nhận kết quả, nộp lệ phí:
Xây nhà là 1 trong 3 việc lớn trong một đời người. Vì vậy, ai cũng mong mọi thủ tục được thuận lợi ngay từ khâu đầu tiên là xin giấy phép xây dựng để mọi thứ được thuận buồm xuôi gió.
Tuy nhiên, vấn đề xin cấp phép xây dựng không phải lúc nào cũng nhanh gọn nếu như bạn không nắm rõ được mọi thủ tục, quy trình. Rất nhiều khách hàng đã đặt câu hỏi: xin giấy phép xây dựng tại Bình Dương mất bao lâu?
Kim Trọng Phát sẽ giải đáp mọi thắc mắc về thời gian có giấy phép xây dựng cho bạn.
Theo quy định xin giấy phép xây dựng mất bao lâu?
Trong Nghị định 64 quy định rõ Quy trình cấp Giấy phép xây dựng:
1. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định. Hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.
2. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm theo dõi; trả kết quả hoặc thông báo cho chủ đầu tư về hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ; đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải xác định các tài liệu còn thiếu; các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị được giao thẩm định hồ sơ có trách nhiệm xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết). Khi xem xét hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải xác định các tài liệu còn thiếu, các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
4. Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình. Và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Cơ quan cấp phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Nghị định này để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng.
5. Trong thời gian 10 ngày làm việc đối với công trình và nhà ở tại đô thị; 7 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn, kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu không có ý kiến coi như các cơ quan này đã đồng ý. Và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành. Và các điều kiện quy định tại Nghị định này để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng.
6. Xin giấy phép xây dựng mất bao lâu?
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cơ quan cấp phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian quy định dưới đây:
a) Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới; bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh; giấy phép di dời, thời gian không quá 20 ngày làm việc đối với công trình; 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
b) Đối với trường hợp cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng: Không quá 10 ngày làm việc.
Trường hợp đến hạn theo quy định tại Điểm a, b Khoản này; nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do. Đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện. Nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn theo quy định tại Điểm a, b Khoản này.
7. Nhận kết quả, nộp lệ phí:
a) Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng. Hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng) tại nơi tiếp nhận hồ sơ. Theo thời hạn ghi trong giấy biên nhận;
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ.
8. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp phép trong thời hạn nêu tại Khoản 6 Điều này, cơ quan cấp phép phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho chủ đầu tư biết. Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan cấp phép không trả lời. Thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định; phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
Nếu như Quý khách hàng còn băn khoăn về vấn đề xin giấy phép xây dựng tại mất bao lâu. Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cũ cũng như các vấn đề khác liên quan đến giấy phép xây dựng. Sửa chữa công trình của bạn (bản vẽ, hồ sơ, thủ tục… xin giấy phép xây dựng). Trân trọng kính mời Quý khách hàng liên hệ trực tiếp với dịch vụ xin giấy phép xây dựng trọn gói của chúng tôi. Để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
Mời quý khách tham khảo thêm: Xin phép xây dựng tại Bình Dương
Công Ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng Kim Trọng Phát
Văn Phòng Đại Diện : 35 đường D6 – KDC Phúc Đạt, phường Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Trụ sở: 23 Lê Thị Trung, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Email : kimtrongphat@gmail.com
Hotline : 0977443232 – kinh doanh : 0908005622