QUY TRÌNH XIN PHÉP XÂY DỰNG MỘT NHÀ KHO, NHÀ XƯỞNG Ở BÌNH DƯƠNG

3/5 - (3 bình chọn)

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KIM TRỌNG PHÁT với kinh nghiệp nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chúng tôi cung cấp trọn gói dịch vụ xin phép xây dựng theo đúng quy định của pháp luật cho các công trình công nghiệp (nhà xưởng, nhà kho, nhà máy sản xuất…) bao gồm các công trình công nghiệp trong và ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất… Đặc biệt là trên địa bàng các tỉnh miền Nam như Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước, cùng các tỉnh miền Tây như Long An, Cần Thơ… cùng nhiều tỉnh thành khác. Để có thể xây dựng công trình nhà xưởng hầu hết các chủ đầu tư phải được các cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép xây dựng. Việc cấp phép xây dựng này được cụ thể hóa bằng văn bản pháp luật là GIẤY PHÉP XÂY DỰNG. Vậy làm thế nào để được xin phép xây dựng? Quy trình xin phép xây dựng một nhà kho, nhà xưởng ở Bình Dương như nào?

I. ĐỊNH NGHĨA VỀ GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG

  • Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép. Nó là một công cụ để tổ chức thực thi quy hoạch xây dựng đô thị đã được thông qua, qua đó có thể xác định chủ đầu tư xây dựng đúng hay không đúng quy hoạch.
  • Giấy phép xây dựng bao gồm: Giấy phép xây dựng có thời hạn và giấy phép xây dựng theo giai đoạn
  • Giấy phép xây dựng có thời hạn: là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
  • Giấy phép xây dựng theo giai đoạn: là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.

II. HỒ SƠ XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG, NHÀ KHO:

Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

–          Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư.

–          Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ hợp đồng thuê lại đất.

–          Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc Giấy cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của luật Bảo vệ môi trường.

–          Chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC.

–          Quyết định phê duyệt dự án, quyết định đầu tư.

–          Báo cáo khảo sát địa chất.

–          Bản vẽ thiết kế XPXD.

–          Thuyết minh về hồ sơ thiết kế.

–          Dự toán công trình xây dựng.

–          Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế.

–          Chứng chỉ hành nghề thiết kế kiến trúc, kết cấu của Chủ trì thiết kế trong bản vẽ.

–          Văn bản thẩm định thiết kế với công trình có yêu cầu do cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

–          Báo cáo kết quả thẩm tra về thiết kế bản vẽ.

–          Báo cáo tổng hợp về dự án.

Xem thêm: Xin phép xây dựng nhà xưởng

III. THỜI GIAN ĐỂ ĐƯỢC CẤP PHÉP XÂY DỰNG

Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời. Thời gian được tính khi cơ quan cấp phép xây dựng khi hồ sơ hợp lệ:

+        Không quá 30 ngày làm việc đối với công trình xây dựng công nghiệp;

+        Không quá 20 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

+        Không quá 15ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn,

–          Đối với gia hạn Giấy phép xây dựng và cấp lại Giấy phép xây dựng thì thời gian cấp phép không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan cấp phép xây dựng nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

IV. QUY TRÌNH XIN PHÉP XÂY DỰNG

a)      Quyết định phê duyệt dự án xây dựng

–       Quyết định phê duyệt dự án là văn bản pháp luật quyết định phê duyệt đầu tư dự án xây dựng, được sự chấp thuận của Ban Giám đốc danh nghiệp hoặc Hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Trong quyết định thể hiện rõ tên dự án, tên chủ đầu tư, mục đích của dự án, địa điểm xây dựng, diện tích, quy mô, tổng mức đầu tư, hình thức quản lý, thời gian hoạt động, tiến độ thực hiện dự án.

b)     Thiết kế cơ sở dự án xây dựng

–       Việc thiết kế xây dựng phải được thực hiện bởi một đơn vị có đủ chuyên môn, kinh nghiệm, đủ tính pháp lý theo quy định Nhà nước. Hồ sơ thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn – quy chuẩn  hiện hành, thể hiện rõ diện tích khu đất, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh, diện tích gia thông nội bộ, vị trí xây dựng, diện tích, chiều cao, quy mô của từng hạng mục trong bản vẽ.

–       Hồ sơ thiết kế bao gồm:

+        Bản vẽ thiết kế cơ sở xây dựng

+        Thuyết minh thiết kế bản vẽ

Xem thêm:  Quy định thiết kế nhà xưởng

c)     Xin giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

d)      Xin giấy phép PCCC

Giấy phép phòng cháy chữa cháy (PCCC) hay còn biết tới là giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC, đây là văn bản pháp lý chứng minh một số đối tượng đã được cấp đủ điều kiện PCCC đúng với quy định của pháp luật.

Giấy phép PCCC là một trong những loại giấy phép bắt buộc và phổ biến khi cá nhân hay tổ chức kinh doanh của các ngành nghề có yêu cầu về phòng cháy chữa cháy

e)      Thẩm định, thẩm tra thiết kế

–       Được thực hiện bởi một đơn vị thứ 3 có đủ chuyên môn, kinh nghiệm, đủ tính pháp lý theo quy định Nhà nước. Việc thẩm định, thẩm tra nhằm mục địch kiểm tra hồ sơ thiết kế của chủ đầu tư thực hiện đúng phù hợp với quy mô, nguồn vốn sử dụng của dự án, loại và cấp công trình xây dựng, năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế, và sự phù hợp của thiết kế với các quy định hiện hành.

f)     Nộp hồ sơ xin phép xây dựng

–       Nộp hồ sơ xin phép xây dựng tại cơ quan thụ lý hồ sơ theo quy định của Nhà nước.

–       Cơ quan thụ lý hồ sơ xác nhận bằng văn bản là giấy hẹn trả lời kết quả xử lý hồ sơ xin phép.

g)      Kiểm tra hồ sơ xin phép xây dựng

–       Cơ qua cấp phép xây dựng kiểm tra hồ sơ xin phép xây dựng của chủ đầu tư, kiểm tra về sự phù hợp của hồ sơ với các quy định hiện hành.

–       Trả lời bằng văn bản về sự hợp lý và phù hợp của hồ sơ

+        Văn bản trả lời sự không phù hợp.

+        Văn bản cấp phép xây dựng.

h)       Cấp phép xây dựng

–       Cơ qua cấp phép xây dựng kiểm tra hồ sơ xin phép xây dựng của chủ đầu tư nếu hồ sơ đúng thủ tục quy định thì đơn vị cấp phép cấp Giấp Phép Xây Dựng có xác nhận của người đứng đầu cơ quan cấp phép theo quy định nhà nước.

–       Cơ quan cấp phép xây dựng chuyển GPXD về nơi thụ lý hồ sơ xin phép dựng

–       Chủ đầu tư mang giấy hẹn trả lời kết quả lên cơ quan thụ lý hồ sơ xin phép xây dựng để nhận GIẤY PHÉP XÂY DỰNG và cũng là thành quả cuối cùng.

Xem thêm: Thi công PCCC chuyên nghiệp trọn gói giá cạnh tranh

V.  CÁC HÌNH ẢNH TÀI LIỆU LIÊN QUAN KHÁC

a)      Hình ảnh về xin chủ trương dự án

b)      Hình ảnh về giấy thẩm duyệt PCCC 

 

c)      Hình ảnh về báo cáo đánh giá tác động môi trường

d)      Hình ảnh về thiết kế cơ sở dự án

e)      Hình ảnh về thẩm định thẩm tra thiết kế


 

 

Liên Hệ : Công Ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng Kim Trọng Phát

Địa chỉ : 23 Lê Thị Trung, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương

Email : kimtrongphat@gmail.com

Điện thoại : 0274.6512361

Hotline : 0977.44.32.32 – kinh doanh : 0908.005.622

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *