Cách tính diện tích sàn xây dựng ở Bình Dương

5/5 - (1 bình chọn)

Cách tính diện tích sàn xây dựng đơn giản

Tìm hiểu diện tích sàn và cách tính diện tích sàn xây dựng

Chúng ta cần phân biệt về diện tích sàn của một tầng và tổng diện tích sàn của toàn bộ ngôi nhà.

Diện tích sàn một phần là diện tích sàn xây dựng của tầng đó. Bao gồm cả tường bao (hoặc phần tường chung thuộc về nhà). Và tổng diện tích mặt bằng của lô gia, ban công, cầu thang, giếng thang máy, hộp kỹ thuật, ống khói.

Tổng diện tích sàn của toàn bộ ngôi nhà là tổng diện tích sàn của tất cả các tầng, bao gồm các tầng nằm hoàn toàn hoặc một phần dưới mặt đất, các tầng phía trên mặt đất, tầng áp mái, hiên, sân thượng, sàn kỹ thuật hoặc sàn làm kho chứa.

Một số lưu ý trong cách tính diện tích sàn xây dựng

Tổng diện tích sàn của mỗi độ cao được tính theo các kích thước phủ bì của các bộ phận bao quanh sàn ở mỗi tầng.

Các bộ phận này bao gồm cả các phần đã hoàn thiện, lớp ốp chân tường và tường đón mái.

Tổng diện tích sàn được tính toán riêng cho từng độ cao sàn. Các diện tích có độ cao thay đổi trong một tầng (ví dụ: sảnh lớn, chỗ ngồi khán giả) cũng được tính toán riêng .

Khi diện tích các sàn được gộp lại tổng thể với nhau. Tỷ lệ các diện tích khác nhau cũng có thể được phân biệt để đánh giá, so sánh và tính toán riêng rẽ cho các loại khối tích.

Tổng diện tích sàn là tổng diện tích sàn thực và diện tích do kết cấu tạo nên

Cách tính diện tích sàn xây dựng nhà ở

Diện tích sàn xây dựng = diện tích sàn sử dụng + diện tích khác ( phần móng, sân, tầng hầm).

Trong đó:

* Diện tích sàn sử dụng:

+ Phần có mái che phía trên: tính 100% diện tích.

+ Phần không có mái che nhưng có lót gạch nền: tính 50% diện tích

+ Ô trống trong nhà <4m2: tính như sàn bình thường

+ Ô trống trong nhà > 4m2: tính 70% diện tích

+ Ô trống trong nhà > 8m2: tính 50% diện tích

* Phần móng, ngầm

+ Móng đơn: tính 20%-30% diện tích tầng 1;

+ Móng bằng, móng bè: tính 40%-60% diện tích tầng 1;

+ Móng cọc: tính30%-40% diện tích tầng 1;

+ Nền bê tông cốt thép, bể phốt, hố ga bê tông cốt thép treo vào đài và dầm giằng: 20-35% diện tích tầng 1.

* Phần tầng hầm

+ Phần diện tích tầng hầm có độ sâu từ 1.0 – 1.5 m so với code vỉa hè: tính 150% diện tích;

+ Phần diện tích tầng hầm có độ sâu từ 1.5 -2.0m so với code vỉa hè: tính 170% diện tích;

+ Phần diện tích tầng hầm có độ sâu từ 2.0m trở lên so với code vỉa hè: tính 200% diện tích.

* Phần sân thượng và Mái

+ Sân thượng có giàn làm bê tông, lát nền và xây tường bao cao 1m: tính 75%-100% diện tích sân;

+ Sân thượng lát nền và xây tường bao cao 1m: tính 50% diện tích sân;

+ Mái: láng, chống thấm, cao 20-30cm tính 15%; chống nóng, xây cao tính 30%-50% diện tích mái;

+ Mái ngói trần thạch cao: tính thêm 25% diện tích mái;

+ Đổ bê tông lợp mái bên trên hoặc dán ngói: tính thêm từ 50-75% diện tích mái.

Trên đây là cách tính diện tích sàn xây dựng cụ thể và dễ hiểu nhất trong xây dựng nhà ở thông thường, hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng tính toán cho ngôi nhà của mình. Cách tính này còn biến động phụ thuộc vào từng gói thầu và đơn vị thầu xây dựng. Vạy nên, khi xây nhà bạn nên quan tâm đến tổng giá trị hợp đồng và những hạng mục thực hiện trong gói thầu để dự toán chi phí xây dựng.

Mời quý khách tham khảo thêm: xin phép xây dựng Bình Dương

Liên hệ: Công Ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng Kim Trọng Phát

Văn Phòng Đại Diện : 35 đường D6 – KDC Phúc Đạt, phường Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Trụ sở: 23 Lê Thị Trung, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Email : kimtrongphat@gmail.com
Hotline : 0977443232 – kinh doanh : 0908005622

0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *