THIẾT KẾ TRƯỜNG CẤP 3 THEO CHUẨN QUỐC GIA
Nội Dung Chính
Một số tiêu chuẩn thiết kế trường học theo chuẩn quốc gia cần lưu ý :
1, Yêu cầu chung
– Giải pháp thiết kế kiến trúc và thiết kế nội thất trong trường tiểu học cần đảm bảo an toàn, phù hợp hợp với yêu cầu giáo dục và tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.
– Khối phòng học, khối phục vụ học tập, khu sân chơi, bãi tập phải đảm bảo cho học sinh khuyết tật tiếp cận sử dụng. Nếu có sự thay đổi độ cao phải thiết kế đường dốc; vệt dốc hoặc sử dụng các thiết bị nâng. Đường dốc dành cho học sinh khuyết tật dùng xe lăn có độ dốc từ 1/14 đến 1/22. Độ dài đường dốc từ 3 m đến 5 m. Chiều rộng đường dốc không nhỏ hơn 1200 mm.
– Đối với các khu vực mà lối vào có bậc phải đảm bảo các yêu cầu sau:
£Chiều cao bậc không lớn hơn 150 mm;
£Bề rộng mặt bậc không nhỏ hơn 300 mm;
£Nếu có quá 3 bậc thì phải bố trí tay vịn. Đường kính tay vịn từ 25 mm đến 30 mm được lắp đặt ở độ cao không lớn hơn 900 mm.
– Các phòng thuộc khối phòng học, khối phục vụ học tập không bố trí ở tầng hầm, tầng nửa hầm hay tầng giáp mái và phải được ngăn cách với các phòng có nguồn gây tiếng ồn hoặc có mùi vị.
– Trong khối phòng học phải thiết kế chỗ để mũ, nón và áo mưa của học sinh.
– Các trường có tổ chức nội trú cần tổ chức các phòng ngủ theo hệ lớp; đặc trưng của nhóm tuổi và thiết kế riêng cho nam, nữ học sinh.
Đảm bảo tiếp cận cho học sinh khuyết tật học tập. – Diện tích phòng học được xác định với tiêu chuẩn 1,25 m2/học sinh. – Kích thước bàn ghế phù hợp với quy định trong TCVN 7490. Chiều cao bàn dành cho học sinh khuyết tật không lớn hơn 600 mm; chiều cao ghế không lớn hơn 350 mm.
2, Khối phòng học
– Số phòng học được xây dựng tương ứng với số lớp học của trường và đảm bảo mỗi lớp có một phòng học riêng. Diện tích phòng học được xác định trên cơ sở chỉ tiêu diện tích cho một học sinh. Số học sinh và diện tích tối thiểu cần sắp đặt các phương tiện và thiết bị dạy học.
Phòng học phải đảm bảo đúng quy cách, đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè; ấm áp về mùa đông, an toàn cho giáo viên và học sinh về vệ sinh trường học. Đảm bảo tiếp cận cho học sinh khuyết tật học tập.
– Diện tích phòng học được xác định với tiêu chuẩn 1,25 m2/học sinh.
– Kích thước bàn ghế phù hợp với quy định trong TCVN 7490. Chiều cao bàn dành cho học sinh khuyết tật không lớn hơn 600 mm; chiều cao ghế không lớn hơn 350 mm.
– Bố trí bàn ghế trong phòng học phù hợp với TCVN 7491.
3, Khối phòng phục vụ học tập
– Phòng hỗ trợ giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập.
Thiết kế phòng giáo dục rèn luyện thể chất và phòng giáo dục nghệ thuật phải đáp ứng chương trình và kế hoạch dạy học với tiêu chuẩn diện tích quy định như sau:
+ Phòng giáo dục rèn luyện thể chất: 1,8 m2/học sinh;
+ Phòng giáo dục nghệ thuật: 1,5 m2/học sinh.
– Xây dựng nhà đa năng với quy mô đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Mức độ âm thanh phản xạ sẽ ảnh hưởng tới khả năng nghe của học sinh. Chính vì vậy, Một trong những tiêu chuẩn về thiết kế trường học đó là sử dụng các vật liệu tiêu âm để bảo vệ sức khỏe cho học sinh
+ Quy mô của nhà đa năng được tính từ 30% đến 50 % tổng số học sinh toàn trường;
+ Tiêu chuẩn diện tích 0,6 m2/chỗ;
+ Trong nhà đa năng cần thiết kế 01 sân khấu có diện tích không nhỏ hơn 24 m2 với chiều sâu không nhỏ hơn 3 m; chiều cao sân khấu từ 0,75 m đến 0,9 m (tính từ mặt sàn);
+ Kho trong nhà đa năng có diện tích không nhỏ hơn 9 m2;
+ Tường ngăn và các trang thiết bị trong nhà đa năng được thiết kế linh hoạt để phù hợp với các nhu cầu hoạt động khác nhau.
4, Khối phòng hành chính quản trị
– Phòng làm việc của Hiệu trưởng được đặt ở vị trí thuận tiện cho yêu cầu quản lý của nhà trường. Diện tích làm việc từ 12,0 m2 đến 15,0 m 2 (chưa kể diện tích tiếp khách),
– Phòng làm việc của mỗi Phó Hiệu trưởng (chưa kể diện tích tiếp khách): từ 10 m2 đến 12 m2.
– Phòng khách bố trí liền kề với phòng Hiệu trưởng, diện tích tối thiểu 18 m2/phòng.
– Văn phòng nhà trường được thiết kế với chỉ tiêu diện tích không nhỏ hơn 6 m2/người.
– Trường có quy mô từ 10 lớp trở lên được thiết kế một phòng Hội đồng giáo viên với tiêu chuẩn diện tích từ 1,2 m2/giáo viên đến 1,4 m2/giáo viên tính với tổng số giáo viên trực tiếp giảng dạy của trường.
– Điều kiện cho phép nên bố trí phòng nghỉ giáo viên nên bố trí theo tầng ở khối lớp học, với diện tích không nhỏ hơn 12 m2/phòng.
– Kho dụng cụ chung và học phẩm của trường có diện tích không nhỏ hơn 48 m2.
– Phòng y tế của trường tiểu học có diện tích không nhỏ hơn 24 m2 .
5, Khu sân chơi bãi tập
– Cần bố trí một sân chung của nhà trường để tổ chức các hoạt động của toàn trường (khai giảng, bế giảng, thể dục giữa giờ, mít tinh, kỷ niệm…)
– Sân chơi phải bằng phẳng, có đồ chơi, thiết bị vận động cho học sinh và cây bóng mát.
– Tùy thuộc điều kiện cụ thể. Có thể bố trí các sân tập thể dục thể thao riêng cho từng môn hoặc sân thể thao tập trung cho học sinh.
– Sân tập thể dục thể thao phải ngăn cách với khối phòng học bằng dải cây xanh cách ly
– Khi thiết kế sân thể dục thể thao riêng cho từng môn phải tuân thủ các quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.
6, Khu vệ sinh và khu để xe
– Khu vệ sinh được bố trí theo các khối chức năng trong trường; đáp ứng yêu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh, đảm bảo vệ sinh, không làm ô nhiễm môi trường.
CHÚ THÍCH: Đối với khu vực không có nguồn cấp nước tập trung cho phép bố trí nhà vệ sinh bên ngoài khối phòng học.
– Khu vệ sinh của học sinh cần có phòng đệm và được thiết kế với tiêu chuẩn diện tích tối thiểu 0,06 m2/học sinh với số lượng thiết bị: 01 tiểu nam, 01 xí và 01 chậu rửa cho từ 20 học sinh đến 30 học sinh. Đối với học sinh nữ tối đa 20 học sinh/chậu xí.
Mời quý khách tham khảo thêm : xin phép xây dựng bình dương
Liên Hệ : Công Ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư Xây Dựng Kim Trọng Phát
Địa chỉ : 23 Lê Thị Trung, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Email : kimtrongphat@gmail.com
Điện thoại : 0274.6512361
Hotline : 0977.44.32.32 – kinh doanh : 0908.005.622