Giấy phép xây dựng tại Bình Dương là gì?
Nội Dung Chính
Giấy phép xây dựng là văn bản quan trọng, quyết định diện tích xây dựng nhà ở và các hạng mục được phép xây dựng. Chủ đầu tư và nhà thầu thi công chỉ được khởi công xây dựng công trình. Khi đã có đủ các điều kiện khởi công theo quy định.
Giấy phép xây dựng nhà ở là văn bản pháp lý do cơ quan chức năng cấp trước khi khởi công công trình, có 3 loại: Giấy phép xây dựng mới, sửa chữa-cải tạo, di dời công trình. Vì tính chất khác nhau nên mỗi loại giấy phép lại có những điều lệ và thủ tục khác nhau. Do đó, việc đầu tiên cần làm là bạn phải xác định mình cần loại nào để tránh sai sót không đáng có.
Những điều cần biết về thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở
Nội dung giấy phép xây dựng nhà ở tại Bình Dương
Giấy phép xây dựng nhà ở bao gồm nội dung về địa điểm, vị trí thi công, cốt xây dựng công trình; mật độ xây dựng, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới thi công, diện tích thi công, tổng diện tích sàn; chi tiết theo từng tầng, chiều cao từng tầng, chiều cao tối đa toàn công trình, màu sắc công trình, kết cấu công trình.
Nội dung giấy phép xây dựng nhà ở
Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép tại Bình Dương
Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở – Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Hai bộ bản vẽ thiết kế do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện. Và đã được chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định.
Đối với trường hợp lắp đặt thiết bị hoặc kết cấu khác vào công trình đã xây dựng. Nhưng không thuộc sở hữu của chủ đầu tư thì phải có bản sao có chứng thực Hợp đồng với chủ sở hữu công trình.
Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
Bạn có thể thuê đơn vị xin giấy phép uy tín tại Bình Dương để tiết kiệm thời gian.
Trình tự xin cấp giấy phép xây dựng tại Bình Dương
Bước 1: Chủ đầu tư nộp trực tiếp 1 bộ hồ sơ cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
Bước 2: Cơ quan cấp giấy phép xây dựng tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định. Hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định
Bước 3: Đơn vị được giao thẩm định hồ sơ xem xét hồ sơ, kiểm tra thực địa (nếu cần thiết), xác định các tài liệu còn thiếu; các tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 4: Nhận kết quả và nộp lệ phí: Chủ đầu tư tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định khi nộp hồ sơ. Chủ đầu tư nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).
Nếu quá thời hạn ghi trong giấy biên nhận mà cơ quan cấp phép không trả lời. Thì chủ đầu tư được phép xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định. Phê duyệt theo quy định có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
Những điều cần biết về giấy phép xây dựng nhà ở
Thời gian cấp giấy phép xây dựng nhà ở
Đối với trường hợp cấp phép mới, bao gồm cả giấy phép tạm; điều chỉnh, di dời, thời gian không quá 20 ngày làm việc đối với công trình; 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp cấp lại hoặc gia hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp đến hạn nói trên, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do. Đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn.